Cốm làng Vòng là thức quà dân dã đã quá nổi tiếng mỗi độ thu Hà Nội về. Cốm đượm mùi thơm lúa non, được gói trong làn hương thơm dịu nhẹ của lá sen khiến ai cũng đều gật gù khi thưởng thức.
Cốm làng Vòng hương vị mùa thu Hà Nội
Nhắc đến cốm, người ta nhớ ngay đến cốm làng Vòng. Thứ quà giản dị gắn liền với tuổi thơ của bao người con đất Tràng An. Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp bốn phương bởi hương vị ngọt, thơm mùi sữa của lúa non. Cốm có màu xanh mát đẹp mắt, hạt cốm dẻo, bùi.
Những hạt cốm làng Vòng mang sự thơm mát nhẹ nhàng trong những buổi chiều thu trên phố phường Hà Nội. Hình ảnh những gánh cốm trên vai các bà, các mẹ trên từng ngõ hẻm ghi dấu ấn trong tiềm thức mỗi người.
Cốm được bọc trong lá sen, hương thơm của cốm, mùi thơm của lá sen hòa quyện vào nhau. Mang tới sự thơm mát nhẹ nhàng. Những hạt cốm xanh thơm ngọt, lắng đọng những tinh túy của đất trời, của hương nắng và gió. Để rồi khiến mỗi thực khách khi thưởng thức đều thấy quyến luyến nhớ thương.
Vào cuối thu, cái lạnh se se, những giọt sương giăng khắp lối. Những chiếc lá sen chuyển già, kết đọng hương thơm tinh túy của đất trời. Cốm mùa thu bắt đầu theo chân các bà, các mẹ bán hàng rong len vào từng ngõ nhỏ Hà Nội.
Sự tỉ mỉ trong chế biến cốm làng Vòng
Nguyên liệu làm nên cốm làng Vòng được chọn lựa từ loại lúa nếp hoa vàng và loại lúa non. Nhưng nếu non quá sẽ bị cốm bị nát, hay già quá thì cốm sẽ cứng ăn mất vị ngon. Quy trình làm cốm gồm các bước với các công đoạn tỉ mỉ. Dưới bàn tay trân trọng, vất vả của người dân làng Vòng.
Lúa đến độ chính hoe hoe vàng sẽ được chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy về chế biến. Lựa chọn lúa phải đúng lúc, không được non quá cốm bết vào vỏ trấu, mềm nhão không con. Chọn lúa già quá khi đó hạt cốm không được xanh, cứng và gãy nát.
Lúa sau khi gặt về sẽ được tuốt lấy thóc, loại bỏ những hạt lép. Sau đó cho vào chảo rang, trong quá trình rang phải đảo đều tay. Lúa rang chin tới, không giòn mà phải tróc trấu. Khi mới rang cốm phải để lửa to đều. Khi gạo bắt đầu tái trắng thì để bớt lửa đi, chỉ cần quá lửa là hạt cốm sẽ gãy. Cốm rang cần được đảo liên tục đều tay cho nóng đều.
Cốm sau khi rang còn nóng là đem giã ngay. Cối sử dụng giã cốm là lọa chuyên dụng, nhịp chày giã cũng phải nhẹ nhàng, đều tay. Cốm sau khi giã xong thì sàng sẩy, cho vào các thúng con đã rải sẵn lá sen và đem đi bán.
Hạt cốm được gói trực tiếp bằng lá ráy để giữ cho cốm khô và để được lâu hơn. Lớp lá sen bên ngoài giúp hương vị của cốm tăng thêm hương sen thơm mát, phảng phất sự ngon miệng cho người dùng. Sau cùng là sử dụng hai dây lạt mềm được làm từ thân cây lúa đã tuốt hết hạt để buộc vuông góc cho gói cốm thêm phần chắc chắn và nhìn bắt mắt hơn.
Thưởng thức cốm cùng với chén nước chè Thái Nguyên. Hay ăn cùng quả chuối tiêu, trứng cuốc để tăng thêm độ ngọt cho món ăn. Ăn cốm có thể sử dụng đũa hay thìa nhưng ngon nhất vẫn là dung tay nhúp từng hạt nhấm nháp. Cốm làng Vòng cùng hương hoa sữa mùa thu là một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của người Hà Thành.